Việc đồng hồ zin hay không zin ám ảnh rất nhiều người( đa phần
là người mới chơi).
Việc mua một món đồ với giá trị nhất định đúng với giá trị của
món đồ đó rất phức tạp.
Nếu mua một chiếc poljot với giá tiền hai triệu đúng là
poljot chuẩn rất khác với poljot lai.
Thường thì người chơi lâu năm có kiến thức nhất định sẽ biết
hàng.
Người mới chơi không có kinh nghiêm thực tế rất khó xác định
là zin hay không zin.Loại bỏ yếu tố bị ...lừa, "đạp mìn" thì câu chuẩn
nhất của người xưa để lại là ..."Tiền nào của đó". Một chiếc đồng hồ
cho dù bị "lai" nhưng ít nhiều "nó" vẫn có giá trị của nó.
Đạp mìn, dính mứt là "sao".
Đồng hồ là một trong những thú chơi nhiều người tham gia ở
Việt Nam. Với rất nhiều lý do: theo sở thích - thích đeo trên tay một món đồ
như các bậc tiền bối đã đeo, theo đam mê - sở hữu một món đồ trên tay tồn tại
mãi với thời gian, theo nhu cầu kinh doanh- đầu tư đồng hồ là một trong những
kênh đầu tư hiệu quả nhất hiện nay, theo trào lưu- như các cụ ngày xưa nuôi chó
Nhật...
Việc sở hữu một chiếc đồng hồ đẹp, vừa ý chủ nhân, giá thành
lại rẻ nữa mang lại niềm vui cho rất nhiều người trong đó có tôi.
Nhiều người muốn sở hữu đồng hồ dù là đeo tay hay treo tường
nhưng khả năng kinh tế còn hạn hẹp (giống như tôi). Việc sở hữu đồng hồ
mang lại nhiều ý nghĩa trong cuộc sống, có người lên kế hoạch hàng chục năm mới
sở hữu được một món đồ ưa thích.
Đầu tư tiền bạc, công sức để sở hữu một chiếc đồng hồ nghĩa
là chúng ta phải hy sinh những nhu cầu khác cho nó dù ít dù nhiều.
Để ra trên dưới chục triệu cho đồng hồ treo tường, năm đến
mười triệu cho một chiếc đồng hồ đep tay là một khoản chi không nhỏ cho nhiều
người trong chúng ta.
Điều này dẫn đến đạp mìn, dính mứt. Khi không có đủ kinh
phí, đam mê hay còn gọi là học phí thì chúng ta dễ dính thôi.
Câu "tiền nào của nấy" đến giờ vẫn rất chuẩn.
Không phải ai cũng hiểu biết, nhận là hiểu biết về đồng hồ
ngay từ ngày đầu chập chững vào cuộc chơi. Một bác trên mạng có slogan rất hay:
chưa biết thì chơi, chơi rồi sẽ biết, biết rồi sẽ khổ.
Do đó để tránh đạp mìn, dính mứt chúng ta nên có những kinh
nghiệm riêng cho mình.
Riêng tôi, kinh nghiệm nho nhỏ là: không so sánh, anh có
Odo, tôi có FFR; anh có omega, tôi có ponjot đâu cần phải so sánh nhiều.
So sánh thì khó chơi lắm.
Tản mạn về cái đồng hồ
“Đi xem đất, về ngước mặt xem trời” (Tục ngữ)
>>>Xem thêm:
0 comments:
Post a Comment