OMEGA & TISSOT - Cuộc “hôn phối” đầy toan tính!

Cơn chấn động “khủng hoảng đồng hồ Quartz Nhật Bản” đã giáng 1 cú đấm “thập tử nhất sinh” vào ngành công nghiệp đồng hồ Thụy Sỹ. 

đồng hồ đeo tay
   
Giữa cơn biến cố ấy, Omega và Tissot bắt tay nhau để vực dậy ngành đồng nước nhà, cùng đầu quân dưới trướng của The Swatch Group Ltd - một tập đoàn đồng hồ đình đám nhất thế giới.

1.      Cuộc cách mạng của những chiến binh Samurai

Đầu những năm 1970, thị trường đồng hồ thế giới chứng kiến sự lấn sân ồ ạt của những thương hiệu đồng hồ Nhật chạy tự động, giá rẻ như Seiko, Casio, Citizen…

Thời gian này, tổng doanh thu của các hãng đồng hồ Thụy Sỹ đã đạt con số 10 tỷ USD và dòng chữ khắc trên vỏ đồng hồ “Made in Switzerland” vẫn đảm bảo cho nhu cầu của các khách hàng đã quen với các sản phẩm tốt nhất. 

Nhưng chỉ chưa đến 1 thâp kỷ sau, những chiến binh Samurai của Nhật đã thu hẹp thị trường của đồng hồ Thụy Sỹ - những kẻ vẫn tự đắc nắm trọn thị trường đồng hồ thế giới! Chỉ trong 5 năm, thị phần đồng hồ Thuỵ Sĩ giảm từ 50% còn 15% và 3/4 trong số 100.000 nhân công làm việc trong ngành lâm vào nguy cơ thất nghiệp.

Thậm chí, giữa lúc khó khăn ấy, Seiko mạnh tay trả giá mua lại Omega và các nhãn hiệu Thụy Sỹ danh tiếng khác. Tuy nhiên cuộc thương thảo chẳng đi đến đâu!

đồng hồ đeo tay

Các ngân hàng cho rằng, với chi phí nhân công cao, ngành đồng hồ Thụy Sỹ khó có thể tồn tại. Theo họ, Thụy Sỹ nên tập trung vào phân khúc hạng sang, nhường sân chơi cấp trung và cấp thấp cho các đối thủ châu Á. 

Cuối cùng họ đã phải gõ cửa văn phòng tư vấn Hayek Engineering của ông chủ trẻ Nicolas Hayek để quyết định số phận của hai tập đoàn đang trong cơn “thập tử nhất sinh”, SSIH (chủ sở hữu của Omega, Tissot) và Asuag (gồm các hiệu Longines, Rado…).

2.      Cuộc bắt tay của những “gã khổng lồ”!

Hayek đã lên kế hoạch sáp nhập SSIH và ASUAG thành SMH (sau đổi tên là Swatch Group), tinh gọn bộ máy sản xuất tại hai công ty này và đối đầu với các đối thủ Nhật ngay trên phân khúc sở trường của họ - dòng đồng hồ quartz giá rẻ. Sở  hữu 19 nhãn hiệu đồng hồ danh tiếng như Breguet, Blancpain, Omega, Rado, Longines, Tissot, Balmain, Swatch…, Swatch Group đã sẵn sàng “phản đòn” với bất kỳ đối thủ nào!.

Lật lại lịch sử, năm 1930, Tissot sáp nhập với Omega dưới sự quản lý của The Swatch Group Ltd để tạo ra những sáng tạo đột phá nhằm khôi phục vị trí “độc tôn” vốn có của đồng hồ Thụy Sỹ. Cả Omega và Tissot đều là những ứng cử viên nặng ký trong cuộc chiến với đồng hồ Nhât Bản.

đồng hồ đeo tay

 Hiện nay, những chiếc đồng hồ mang thương hiệu Tissot-Omega trong kỷ nguyên này trở thành một trong những chiếc đồng hồ được các nhà sưu tập đồng hồ không ngừng tìm kiếm.

Cuối cùng, sau tất cả đồng hồ Thụy Sỹ vẫn chiễm chệ ngồi ngôi trên với vị trí số 1, nhưng đã phần nào phải nhìn những chiến binh Nhật bằng con mắt kiêng dè. Nhưng cuộc chiến thực sự thì vẫn chưa đến hồi kết!

=>  Các bạn nghĩ sao về cuộc việc “bắt tay” giữa Omega và Tissot? Đây có phải là một nước cờ khôn ngoan?

=>  Trong số các bạn ở đây, ai là fan của đồng hồ Thụy Sỹ, ai là fan của đồng hồ Nhật Bản?

>>>Xem thêm: 

Seiko 5 Sport Vs Orient Pilot - Ai Mạnh Hơn?





SHARE

Tác giả P/S

Xin chào! Các bạn đang ở blog cá nhân, chia sẻ niềm đam mê về những cỗ máy thời gian... Rất hân hạnh được phục vụ và chia sẻ niềm đam mê của mình.

  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments:

Post a Comment