Sự tranh giành ngôi "VUA" giữa Grand Seiko và King
Seiko là một câu chuyện dài với nhiều giai thoại "thâm cung bí sử".
Cuộc chiến không khoan nhượng để xác định "S nào" sẽ vinh dự được gắn
trên vương miện Seiko thực sự đã đi đến hồi kết!
1. Nội
chiến giành giật ngai vương!
Phát súng khai cuộc chỉ thực sự nổ vào năm 1959 khi Seiko
tách biệt Suwa và Daini thành 2 công ty con của Seiko.
Trong giai đoạn chưa định hình được đâu là thương hiệu cao cấp
nhất của mình, Seiko đã cho phát triển cùng lúc Grand Seiko (Suwa ) và King
Seiko (Daini) với 2 nhóm kỹ sư tại 2 nhà máy hoạt động độc lập với nhau. Không
có sự giao lưu về linh kiện, động cơ hay bất kỳ thông tin về thiết kế, mọi kế
hoạch đều được bảo mật!
Lặng lẽ ra mắt vào năm 1960 tại xứ sở mặt trời mọc, sau rất
nhiều nỗ lực và cố gắng, Grand Seiko đã từ một giấc mơ trở thành hiện thực, với
chỉ một mẫu duy nhất. Mang dáng vóc đơn giản với ba kim chỉ giờ-phút-giây,
không chỉ ngày, lên dây cót bằng tay; ngay lập tức chiếc “Grand” này đã tạo nên
một cơn sốt.
Không kém cạnh, năm 1961, mẫu King Seiko do Daini chế tác lần
đầu xuất xưởng với bộ máy đầu tiên là First KS theo chuẩn Chronometer có độ chính
xác cực cao. Phiên bản 1961 được coi là 1 dòng khá hiếm, được giới chơi săn tìm
và sưu tập “dữ dội” nhất. Seiko duy trì dòng này đến nửa năm 1964, nhưng trước
đó vào giữa năm 1963 họ đã phát triển 1 dòng KING SEIKO mới, dùng bộ máy 44KS
(4402-44200,.) cải tiến từ bộ máy đầu tiên (First KS). Từ 44KS đến 45KS – 56KS
rồi 52KS vào năm 1970 là cả một quá trình đổi mới và phát triển vượt bậc!
Không dậm chân tại chỗ, Grand Seiko bứt lên khẳng định vị thế
bằng cách tham gia các cuộc tranh tài với hầu hết các hãng đồng hồ danh tiếng,
trong đó có các thương hiệu cao cấp nhất ở Thụy Sĩ. Năm 1967, Grand Seiko mới
khiến cả thế giới phải trầm trồ khi leo lên tốp 10 về độ chính xác từ vị trí
144 trước đó. Sau đó, tại cuộc đua về độ chính xác tại Geneva, Grand Seiko khiến
những hãng đồng hồ danh tiếng phải ngả mũ kính phục.
2. Kẻ chiến thắng – người chiến
bại
Trải qua năm tháng "gà cùng một mẹ đá nhau", cuối
cùng Grand Seiko đã chiến thắng và trở thành "vua" của Seiko như hiện
tại, còn kẻ chiến bại King Seiko đành ngậm ngùi lùi bước khỏi vũ đài, tạm an phận
làm với vai trò làm đẹp thêm cho BST của các nhà sưu tập đồng hồ Vintage.
Nói như vậy không có nghĩa là hạ bệ King Seiko, cũng khó có
thể khẳng định 100% King Seiko hay Grand Seiko đắt hơn vì còn tùy thuộc vào độ
hiếm của model. Hơn nữa, King Seiko không còn sản xuất nên việc so sánh model
hiện tại giữa 2 thương hiệu là điều khập khiễng.
Với những tín đồ “sùng bái” cỗ máy thời gian tinh xảo và
chính xác bậc nhất thì Grand Seiko là bất bại nhưng với những ai mê vẻ đẹp cổ
điển, thì King Seiko trở thành 1 niềm ao ước!
Nếu như theo đúng triết lý của người Nhật: “Một mắt nhìn về
quá khứ, một mắt nhìn về tương lai” thì cả Grand Seiko và King Seiko đã hoàn
thành xuất sắc sứ mệnh của mình.
=> Các bạn là tín đồ của của Grand Seiko hay King
Seiko? Hay cô vợ của bạn là mỹ nữ Nhật nào khác?
0 comments:
Post a Comment