Đều thuộc TOP những
thương hiệu mang danh "Big Three" – những “ông trùm” về sản xuất đồng
hồ tại Nhật Bản nhưng Seiko, Orient, Citizen đang tạo nên những điều KHÁC BIỆT
với những “cá tính” thương hiệu không hề trộn lẫn.
1. Một cái nhìn
toàn cảnh về đồng hồ Nhật Bản
Đồng hồ Nhật Bản được cả
thế giới biết đến với thiết kế bền đẹp, tính năng hiệu quả và giá cả ở mức vừa
tầm. 3 “ông lớn” làm nên tên tuổi đồng hồ Nhật Bản gồm Seiko, Citizen và
Orient.
Seiko có lịch sử phát triển
lâu đời nhất trong 3 thương hiệu, có niên đại từ những năm đầu thập niên 1880.
Orient ghi dấu sự xuất hiện của mình vào đầu thế kỷ 19. Và Citizen gia nhập thị
trường bằng mẫu đồng hồ bỏ túi được sản xuất năm 1924.
Vào những năm 1970, đồng
hồ Nhật Bản ngày càng trở nên phổ biến, kế thừa tinh hoa của đồng hồ Thụy Sỹ về
độ chính xác và hiệu quả nhưng với giá rẻ bất ngờ.
Và ngày nay, 3 hãng đồng
hồ này tiếp tục đi đầu trong nghiệp chế tác đồng hồ Nhật với những sản phẩm
chất lượng, sáng tạo. Điều đặc biệt đó là cả Seiko, Orient, Citizen đều tự chế
tạo bộ máy đồng hồ cho mình.
Tinh hoa đồng hồ nhật bản |
2. Seiko có điểm
gì đặc biệt?
Điều tạo nên CÁ TÍNH cho
thương hiệu Seiko chính là công nghệ độc quyền Kinetic lai giữa cơ và Quartz
(điện tử). Công bố lần đầu tiên tại hội chợ triển lãm đồng hồ Baselworld năm
1986, đây là tiền đề cho sự ra đời của chiếc đồng hồ đầu tiên có khả năng biến
động năng cơ thể thành năng lượng cho máy đồng hồ hoạt động.
Các rotor đặc biệt - phần không thể thiếu của
máy đồng hồ cơ sẽ biến đổi chuyển động từ cánh tay người dùng thành năng lượng
điện - vốn là nguồn cung cấp cho pin trong máy đồng hồ Quartz. Tức là người dùng chỉ
cần lắc nhẹ là chiếc đồng hồ Seiko Kinetic đã có năng lượng để hoạt động.
Hơn 8 triệu chiếc đồng hồ Seiko Kinetic đã bán rộng
rãi trên khắp thế giới từ đó đến giờ.
Đồng hồ seiko: Anh cả của đồng hồ Nhật Bản |
3. …
Citizen?
Công nghệ Eco-Drive chính là điều làm nên niềm tự hào của Citizen, khiến hãng có thể
“vỗ ngực tự xưng” với cả thế giới. Điều đó thực sự có ý nghĩa gì?
Citizen là hãng đồng hồ đầu tiên giới thiệu loại
đồng hồ hoàn toàn chạy bằng năng lượng mặt trời vào năm 1995.
Bằng việc sử dụng cơ chế của một bảng năng lượng
mặt trời và thiết bị sạc Pin, ánh sáng chuyển hóa thành điện năng, được tích
trữ giúp đồng hồ vận hành. Ngay trong bóng tối chiếc đồng hồ có thể chạy từ 6
tháng đến 1 năm, tùy thuộc từng dòng sản phẩm. Không cần pin, không cần lên dây
cót, không cần phẩy tay, đây là điểm đặc biệt của chiếc đồng hồ này.
Trong thực tế, đến nay
Citizen đã công bố hơn 320 mẫu đồng hồ khác nhau được trang bị công nghệ Eco-Drive,
chiếm 80% dòng sản phẩm của thương hiệu.
4. Còn
Orient thì sao?
Điểm mạnh của thương
hiệu Orient là những chiếc đồng hồ cơ khí, họ gây ấn tượng với những chiếc đồng
hồ cơ khí siêu kinh điển, chất lượng hàng đầu.
Không đi sâu vào khám
phá chi tiết bên trong cỗ máy, dưới đây là cái nhìn toàn cảnh về 5 bộ phận
thiết yếu tạo nên một động cơ cơ khí: bộ phận tạo năng lượng, các bánh răng, bộ
thoát, phần điều khiển và bộ phận hiển thị thời gian.
Đồng hồ Orient: Đẳng cấp doanh nhân Nhật Bản |
►Năng
lượng được nạp vào đồng hồ bằng cách vặn cót bằng tay hoặc lên dây tự động.
Năng lượng sau đó được truyền qua ổ cót tới các bánh răng. Các bánh răng quay
và truyền động cho nhau. Để ngăn các bánh răng chuyển động liên tục, đồng hồ
cần có một bộ thoát (hồi). Bộ thoát này chạy theo nhịp, liên tục khóa và mở
bánh thoát để bánh răng chạy theo nhịp.
►Trục
của các bánh răng được nối với các kim chỉ thời gian (giờ, phút hoặc giây). Khi
đặt các kim này lên mặt đồng hồ, chúng ta sẽ biết được thời gian.
Vì vậy, mặc dù cũng sản
xuất dòng đồng hồ chạy bằng pin nhưng phần lớn các sản phẩm của Orient là đồng
hồ cơ, kế thừa của kỹ thuật của những chiếc đồng hồ cổ điển.
Vậy nhãn hiệu đồng hồ
yêu thích của bạn là gì? Seiko, Orient, Citizen hay một nhãn hiệu đồng hồ nào
khác?
0 comments:
Post a Comment