Bỗng nhiên một ngày,
chiếc đồng hồ của bạn “chết ngắt” không rõ nguyên nhân. Đó chính là dấu hiệu
cho thấy năng lượng dây cót trong chiếc đồng hồ đã cạn kiệt. Vậy thì ngay lập
tức, bạn cần liếc nhanh đến chỉ số dự trữ năng lượng ghi trên mặt đồng hồ bởi
đây có thể là căn nguyên khiến chiếc đồng hồ “dở chứng”!
1. Chỉ số dự trữ năng
lượng
Đây là một tính năng hữu
ích của chiếc đồng hồ cơ, được thiết kế để chỉ thị mức năng lượng còn lại trong
dây cót. Nó cho phép người sử dụng ngay lập tức biết được tình trạng dự trữ
năng lượng của chiếc đồng hồ tại bất kỳ thời điểm nào. Từ đó biết được khi nào
cần phải lên dây cót đồng hồ và mức độ bao nhiêu là đủ.
Thực chất, đây chính là
độ căng của dây cót trong bộ máy đồng hồ tự động (Automatic) hoặc đồng hồ lên
dây cót bằng tay (hand-winding), từ đó tạo năng lượng hoạt động cho cả bộ máy.
Chức năng này thực tế hơn với đồng hồ lên dây cót bằng tay vì năng lượng của nó
luôn sụt giảm trong quá trình sử dụng.
Để chiếc đồng hồ vận
hành trơn tru, mức năng lượng trong dây cót không được dưới 30% so với mức năng
lượng lúc đầy. Năng lượng dự trữ hiển thị qua một chiếc kim, bánh quay hoặc các
thang hiển thị thẳng… Trên các thang đo có ghi rõ mức dự trữ năng lượng theo
giờ và vạch thông báo mức năng lượng thấp nhất cần phải lên lại dây cót.
Hầu hết đồng hồ cơ hiện
nay đều có khả năng dự trữ năng lượng từ 40 – 50 giờ. Một số đồng hồ cao cấp
hơn có thể dự trữ năng lượng từ 65 giờ đến 8 ngày, thậm chí lên đến 31 ngày.
Trong những năm gần đây,
thế giới trầm trồ trước sự ra đời của những chiếc đồng hồ có khả năng dự trữ
năng lượng đáng kinh ngạc. Một trong những ví dụ điển hình là chiếc A. Lange
& Söhne Lange 31. Đúng như cái tên của mình, chiếc đồng hồ này có khả năng
dự trữ năng lượng liên tục trong 31 ngày.
2. Một số lưu ý khi lên
dây cót cho đồng hồ cơ
- Tránh lên dây cót khoảng
thời gian từ 21 giờ đến 3 giờ hàng ngày vì sẽ gây hư hại cho hệ thống bánh xe
của đồng hồ.
- Không nên chỉnh giờ
ngược với chiều kim đồng hồ (trừ một số dòng cho phép vặn núm chỉnh lên hoặc
xuống để chỉnh các kim giờ, múi giờ khác nhau) điều này làm cho bánh răng, cót
bị hư hại nghiêm trọng.
- Xử lý khi đồng hồ bị
chết (tạm ngừng):
* Đối với đồng hồ lên
dây cót bằng tay (Handwinding): Không kéo núm chỉnh ra như khi chỉnh giờ, cứ để nguyên và vặn theo
chiều bánh xe khoảng 10-15 lần vặn. Khi đó cót dây đồng hồ sẽ được lên lại.
* Đối với đồng hồ cơ tự
động (Automatic): Chỉ cần lắc nhẹ sang bên
5-10 lần là chiếc đồng hồ sẽ hoạt động trở lại.
0 comments:
Post a Comment