Bỗng nhiên một ngày,
chiếc đồng hồ của các bác đang ngon lành, tự dưng CHẠY NHANH bất thường, thậm
chí nhanh đến vài phút/ngày. Nếu không phải do rơi vỡ, va đập hay chịu tác động
mạnh thì phần lớn là do đồng hồ bị NHIỄM TỪ TRƯỜNG. Dưới đây là bài TỔNG HỢP
tất cả các vấn đề về đồng hồ bị nhiễm từ, các bác cho ý kiến nhé!
I. Cách kiểm tra đồng hồ NHIỄM TỪ hay không?
-
Dấu hiệu bên ngoài: Đồng hồ VƯỢT QUÁ sai số quy định:
Tùy thuộc vào từng
thương hiệu và kiểu dáng đồng hồ sẽ tạo ra độ sai số khác nhau.
Thông thường đồng hồ cơ
có độ sai số khoảng (+)(-) 5 đến 15s/ ngày.
Còn đồng hồ điện tử thì
có độ chính xác cao hơn, sai số (+)(-) trong khoảng 0.25 s / năm.
-
Dùng La Bàn
Việc kiểm tra đồng hồ có
bị nhiễm từ hay không thực hiện bằng cách: quơ qua quơ lại trên mặt la bàn, nếu
thấy kim la bàn dịch chuyển qua lại, tức là đồng hồ đã bị nhiễm từ. La bàn có
thể mua tại các nhà sách giá từ 50 ngàn đến vài trăm ngàn đồng, tùy loại.
II. TẠI SAO ĐỒNG HỒ NHIỄM TỪ ?
Nguyên nhân là khi đó
các phần tử trong cỗ máy đồng hồ, ví dụ như dây tóc (hair spring) - bộ phận
quyết định đồng hồ chạy nhanh hay chậm bị ảnh hưởng bởi từ trường. Lúc này, từ
trường sẽ làm cho các vòng của dây tóc xoắn lại gần nhau hơn, do vậy gây hiệu
ứng làm ngắn lại dây tóc sẽ khiến cho đồng hồ chạy nhanh hơn. Sau khi đã nhiễm
từ thì đồng hồ sẽ có thể chạy nhanh tới 1 giờ.
III. Đồng hồ cơ hay pin bị nhiễm từ trường?
Đồng hồ nào cũng có thể
bị nhiễm từ trường!
Nhưng đồng hồ Quartz ít
bị nhiễm từ trường hơn so với đồng hồ cơ.
Trong đồng hồ có nhiều
chi tiết bằng kim loại, vì vậy khi để đồng hồ ở nơi có nhiều từ trường các chi
tiết kim loại trong đồng hồ sẽ bị nhiễm từ dẫn đến đồng hồ chạy không chính
xác.
Đặc biệt đối với đồng hồ
điện tử, bên trong bộ máy có những chi tiết được làm bằng nam châm, độ từ tính
cao nên có thể dẫn đến đồng hồ không chạy được hoặc hỏng đồng hồ.
IV. Cách xử lý khi bị nhiễm từ trường
-
Tự xử lý TẠI NHÀ (Sưu tầm từ nhiều bác)
C1:
Các bác thử lấy 1 vòng
tròn bằng sắt nhỏ không bị nhiễm từ, cho đồng hồ đeo tay lướt qua lướt lại từ
từ và nhiều lần qua vòng sắt đó, sau vài phút đồng hồ của bạn sẽ nhả hết từ
phục hồi lại trạng thái ban đầu.
C2:
- Lấy 1 quạt điện, tháo
bộ phận roto (bộ phận quay lắp với cánh quạt)
- Đưa đồng hồ vào trong
stato (bộ phận lõi thép, chứa cuộn dây bọc xung quanh)
- Cắm điện, rút điện,
làm vài lần như vậy mỗi lần chừng 1 - 2 phút thôi (có thể ngắn hơn nếu quan sát
thấy cuộn dây bị nóng nhiều)
-
Mang đến THỢ ĐỒNG HỒ
Những người thợ sẽ đặt
đồng hồ trong một bộ khử từ cho đến khi từ tính trong đồng hồ được khử đi hết.
Một chiếc đồng hồ, một bộ phận, hay một công cụ phải được khử từ tính ba chiều
để khử hết từ một cách hiệu quả.
V. CHÚ Ý
+ KHÔNG để đồng hồ gần
vật có từ trường mạnh như Tủ lạnh, Tivi, thùng loa, máy vi tính, điện thoại di
động, radio, tia x-quang, bếp từ và các thiết bị điện tử có chi tiết nam châm…
+ Tránh bỏ chung đồng hồ
với điện thoại, sổ tay (quyển có cục hít để khi xếp sổ lại là nó sẽ tự đóng
chặt)…Chơi Ipad, trên Ipad và trên bao da Ipad nó có cục hít để tắt mở Ipad khi
2 cái này tương tác với nhau.
+ Đi máy bay, khi làm
thủ tục an ninh, đi qua máy quét.
+ Nếu đồng hồ chạy không
chuẩn thì hãy đi khử từ, sau đó theo dõi xem nó chạy có chuẩn giờ hay không,
rồi hãy canh chỉnh giờ. => Nên khử từ trước khi canh chỉ giờ.
+ Đồng hồ vàng vẫn bị
nhiễm từ.
Có một số bác có quan
niệm sai lầm là đồng hồ vàng thì không bị nhiễm từ. Vì vàng không có tương tác
với nam châm. Đúng vậy, vàng thì không bị nhiễm từ, nhưng máy đồng hồ thì được
làm bằng thép, cho nên máy đồng hồ vẫn bị nhiễm từ như thường.
0 comments:
Post a Comment