Mặt đồng hồ bị trầy xước, xử lý thế nào?

1.      Đồng hồ kính Mica
Thực chất đây không phải là kính mà là loại nhựa tổng hợp trong suốt, rất dễ trầy xước nếu không biết cách bảo quản. Loại đồng hồ sử dụng kính Mica du nhập vào Việt Nam vào thập niên 60 và thường có trong những chiếc đồng hồ CỔ.
Các bác có thể xử lý vết xước nhẹ trên mặt kính Mica theo trình tự như sau:
- Nếu đồng hồ bị trầy xước nhẹ và nhiều, các bác dùng lưỡi dao lam cạo nhẹ nhẹ cho đến khi mất dấu trầy xước, nếu vết trầy sâu quá thì tốt nhất nên thay kính mới.
- Sau đó lấy tàn thuốc lá thoa đều lên mặt kính, lấy lá mít (mặt dưới có gân nổi nhám) đánh đều tay cho đến khi nhìn ưng mắt là được.
- Lấy vải mềm lau sạch mặt kính đồng hồ, rồi thoa lớp kem đánh răng mỏng lên bề mặt đồng hồ, lấy bông gòn tẩm chút nước đánh đều tay cho đến khi kính sáng như mới.
Trước đây, người ta thường dùng kem Hynos hoặc kem Perlon (kem trắng chỉ hồng), kem Leyna.

mặt kính đồng hồ

2.      Mặt kính sapphire
Kính Sapphire thì khó bị trày xước hơn, vậy nên khi đánh bóng sẽ kỳ công hơn cũng như yêu cầu công nghệ đánh bóng cao hơn.
Đây chỉ là những gợi ý để các bác tham khảo thôi, nếu các bác không muốn ngồi cầy cục mất thời gian thì có thể mang thẳng đến cửa hàng của X-watch để đánh bóng mặt kính nhé! Tiện lợi mà không mất thời gian!
Đánh bóng mặt kính kiểu này thì có vẻ hơi mất thời gian và kỳ công, có bác nào thử phương pháp này chưa nhỉ?
Trên đây là những điều cơ bản nhất giúp các bác chăm sóc cho đồng hồ của mình. Hy vọng nó sẽ giúp được phần nào đó đối với các bác.


SHARE

Tác giả P/S

Xin chào! Các bạn đang ở blog cá nhân, chia sẻ niềm đam mê về những cỗ máy thời gian... Rất hân hạnh được phục vụ và chia sẻ niềm đam mê của mình.

  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments:

Post a Comment