17 Jewels, 23 Jewels hay 24 Jewels… Thuật ngữ
này được các nhà sản xuất trong ngành đồng hồ sử dụng. Dùng để chỉ viên đá quý
nâng đỡ trục quay trong cỗ máy đồng hồ, Jewel hay chân kính còn thể hiện mức độ
phức tạp của chiếc đồng hồ gắn chúng.
Xưa nay, đồng hồ cơ vẫn được ví như một công
trình nghệ thuật khiến nhiều người mê mẩn bởi độ phức tạp của nó. Cỗ máy đồng
hồ được ráp bởi hàng trăm chi tiết kim loại, ăn khớp uyển chuyển với nhau. Để
có được chuyển động tinh tế như vậy, người ta phải làm những việc như tra dầu
hay gắn vào trong cỗ máy đồng hồ những viên đá quý: kim cương, ruby, saphire (
thường là ruby).
Đá quý được bắt đầu làm
chân kính đồng hồ vào năm 1704. Người ta phát hiện ra rằng đá quý
có khả năng chống ma sát cho máy móc rất tốt. Thứ nhất là chúng có thể được mài
đến một độ rất mịn. Do vậy nó có thể tiếp xúc rất dễ dàng với các chi tiết máy
bằng kim loại. Thứ hai, chúng rất cứng và vì vậy không dễ bị vỡ, hỏng hay mòn.
Những viên đá quý này, chúng được gắn vào các
trục quay hay ổ đỡ vì đây là vị trí có độ mài mòn lớn. Điều này là nhằm ngăn
chặn tác động của lực ma sát và chống hư hỏng của các chi tiết máy móc. Chính
vì thế, các hợp chất đá quý được sử dụng ở vị trí này thường phải có độ cứng và
độ bền cao. Và ruby được sử dụng nhiều hơn cả bởi loại đá này có độ cứng xấp xỉ
với kim cương trên thang đo Mohs.
Như vậy, đối với những cỗ máy càng phức tạp thì
số lượng chân kính của đồng hồ càng nhiều . Và ta có thể ngầm hiểu rằng
với những chiếc đồng hồ càng nhiều chân kính thì chất lượng và giá trị của
chúng càng cao.
Lợi dụng điều này, một số nhà sản xuất đã cố tình gắn vào
chiếc đồng hồ của mình những viên đá quý thừa (không có chức năng gì cả) nhằm
tăng giá sản phẩm. Tuy nhiên, điều này cũng không dễ qua mắt được những chuyên
giá đánh giá đồng hồ.
0 comments:
Post a Comment