Công
nghệ phát triển vượt bậc cho phép con người biến gỉ sắt thành chất liệu bền bỉ
với thời gian, sử dụng vật liệu từ vũ trụ làm nguyên liệu trong chế tác đồng
hồ…Nhưng không vì thế mà chất liệu xưa cũ như vàng sẽ hoàn toàn biến mất, thậm
chí nó còn giữ một vị trí không thể thay thế trong ngành đồng hồ.
1. Cuộc cách mạng của các chất
liệu “không tưởng”
Thách
thức đặt ra cho con người là SÁNG TẠO không ngừng nghỉ, vì thế lĩnh vực chế tác
đồng hồ cũng không thể đi ngược lại xu thế đó. Đây chính là lý do vì sao với
một chiếc đồng hồ, một tourbillion là không đủ mà phải có tới 2 tourbillon, một
cho đêm và một cho ngày. Hay đó là lý do tại sao một hãng đồng hồ như Hublot
lại quyết định "đổi gió" với một "tuyệt phẩm" đồng hồ thêu
dành cho phái nữ mang tên Big Bang Broderie…
Lối suy
nghĩ này đã mở đường cho ngành đồng hồ ứng dụng những chất liệu “không tưởng”
để tạo ra một chiếc đồng hồ cứng cáp, bền bỉ nhất. Chắc hẳn bạn vẫn chưa quên
chiếc đồng hồ “cứng nhất thế giới” - Rado V10K được chế tác hoàn toàn bằng kim
cương với độ cứng lên đến 10.000 Vickers, gấp 50 lần chiếc đồng hồ thông
thường…
Tất cả
sự biến đổi mạnh mẽ đó cũng không thể làm lung lay vị trí của chất liệu vàng
trong nghiệp chế tác đồng hồ.
2. Giải mã bí mật của kim loại vàng trong chế tác đồng hồ
Được
phát hiện lần đầu tiên khoảng 6000 năm TCN, cùng với đồng, vàng được xem là một
trong những kim loại cổ xưa nhất được con người sử dụng và ưa dùng. Đây là thứ
kim loại quý hiếm, có thể dễ dàng chế tác và uốn nắn.
Vàng
trở thành nỗi ám ảnh mê hoặc con người suốt nhiều thập kỷ. Do độ quý hiếm đặc
biệt của nó, vàng thường được những người có địa vị giàu sang chọn làm chất
liệu cho những món đồ trang sức, trong đó có đồng hồ. Ngoài ra, vàng cũng có độ
chống bào mòn rất cao nên thường được xem là một chất liệu quý đại diện cho sự
bất tử và quyền lực. Một chiếc đồng hồ bằng vàng là hình ảnh thu nhỏ của sự
sang trọng ẩn mình trong hình thức cổ điển nhất.
Tuy
nhiên, chất liệu ban đầu được dùng để làm đồng hồ không phải vàng, mà là thép
rèn và đồng. Một thời gian sau đó, vàng được người nghệ nhân lựa chọn để chế
tác thành sợi xích để cố định đồng hồ. Năm 1675, khi bánh lắc lò xo lần đầu ra
mắt, vỏ đồng hồ được thiết kế lại để có thể chứa những cỗ máy đồng hồ có kích
thước lớn hơn. Chất liệu được chọn để làm vỏ đồng hồ khi này là đồng mạ vàng,
bạc hoặc đồng. Dần dần vàng trở thành chất liệu chính cho những chiếc đồng hồ
xa hoa, tinh tế.
Trong
giai đoạn này, người ta cũng thấy sự lên ngôi của nghệ thuật trang trí enamel –
nghệ thuật tinh xảo thường xuất hiện trong những chiếc đồng hồ bằng vàng. Đến
đầu thế kỷ 20, đồng hồ đeo tay được ưa chuộng hơn bao giờ hết, nhu cầu trang
trí đồng hồ tăng cao. Lúc này, đồng hồ được xếp vào nhóm đồ trang sức chứ chưa
đứng độc lập như bây giờ, những chi tiết khảm nạm đá quý, tráng men trở thành
niềm khao khát hơn bao giờ hết với một chiếc đồng hồ.
Sự ra
đời của những chất liệu mới là cú hích khiến chất liệu như vàng không thể mãi
dừng chân tại chỗ. Để bắt kịp dòng chảy của sự thay đổi, vàng cuối cùng cũng
thay đổi dẫn đến sự ra đời của vàng hồng (loại vàng được tạo ra bằng cách trộn
giữa vàng và đồng theo tỷ lệ nhất định). Ngoài vàng hồng, ngày nay các nhà chế
tác còn tạo ra vàng trắng, vàng vàng, thậm chí cả vàng tím.
0 comments:
Post a Comment