Vào cái thời mà 1 chỉ vàng có
thể mua được vài m2 đất tại Hà Nội, giá mỗi chiếc Seiko đã ngất ngưởng ở mức
gần 1 chỉ vàng. Thời đó, có được một em Seiko thì không cần phải nói nhiều, chỉ
cần đưa tay lên xem đồng hồ thì cô nào cô nấy đổ như ngả rạ.
Chẳng thế mà Seiko trở thành“vũ
khí tán gái” số 1 của thanh niên thời bao cấp. Seiko được ao ước tới mức thời
đó xuất hiện “đồng dao”:
“Một yêu anh có Senko (Seiko)
Hai yêu anh có Pơ giô (Peugeot)
Cá Vàng
Ba yêu nhà cửa đàng hoàng
Bốn yêu hộ khẩu rõ ràng thủ
đô.”
1. Seiko đã “đổ bộ” vào Việt
Nam như thế nào?
Trước 1975, đồng hồ Poljot Liên Xô là thứ đồ chơi
“công nghệ” chính của giới nhà giàu, tuồng như là khát vọng cháy bỏng của các
chàng trai. Anh nào chịu chơi mua tặng nàng chiếc đồng hồ Poljot nữ thì cuống
tim nàng đứt ngay lập tức, cứ phải gọi là đổ rầm rầm.
Thế nhưng sau đó đồng hồ Poljot bắt đầu thất thế
trước sự đổ bộ của những chiếc đồng hồ Seiko đến từ Nhật Bản.
Đầu tiên, Seiko chinh phục giới
nhà giàu Sài Gòn. Sau năm 1975, Seiko “Bắc tiến” và nhanh chóng chiếm ngôi vị
số 1 của “đồng nghiệp” đến từ Liên Xô Poljot. Giống như các “huyền thoại” hai
bánh Super Cub 50, Simson,Minsk, Babetta, Chaly,… Seiko trở thành niềm mơ ước
cháy bỏng của người dân thủ đô. Tại Hà Nội, Seiko chỉ giành cho giới nhà giàu
vì giá của nó không hề rẻ.
2. Tại sao Seiko “được lòng”
người dân thời bao cấp?
Seiko được yêu thích vì rất bắt
mắt và sang trọng. Quan trọng hơn, Seiko có nhiều ưu điểm như chạy tự động,
không phải lên giây. Mặt đồng hồ khá lớn, lại được trang bị thêm thứ, ngày,
tháng. Đây quả thực là chức năng rất hiện đại ở thời bao cấp.
Bên cạnh đó, cũng như nhiều sản
phẩm khác của Nhật Bản, Seiko rất bền. Bị thả vào nước trong một thời gian
ngắn, Seiko vẫn chạy tốt. Nửa thế kỷ sau khi ra đời, Seiko 5 có lẽ là chiếc
đồng hồ cơ khí giá cả phải chăng nhất và bền nhất thế giới.
Vì là "vũ khí tán
gái" số 1 nên Seiko là một trong những sản phẩm hay bị mượn.
0 comments:
Post a Comment