OMEGA vs ROLEX: Khi 2 SÓI làng Thuỵ Sĩ đấu nhau

Rolex đã từng đứng sau Omega về vị thế thị trường đồng hồ. Tuy nhiên, hãng đồng hồ nổi tiếng thế giới này đã vượt qua cái bóng rất lớn của Omega những năm 70, và liệu Rolex có giữ được vị trí "tân vương" của mình?
Khi nói đến đồng hồ, không người nào không biết về thương hiệu Rolex. Tuy nhiên, có một thực tế là công ty Rolex chỉ chiếm khoảng 12,5% thị phần đồng hồ toàn cầu, thấp hơn so với tập đoàn Swatch Group (20%) và Richemont Group (17%).
Omega là thương hiệu đem lại doanh thu nhiều nhất cho Swatch, xếp sau đó là Longines và đồng hồ Tissot 1853. Vì vậy, dù thương hiệu này không được biết đến nhiều như Rolex nhưng đây lại là dòng đồng hồ có khả năng đe dọa vị thế của Rolex nhất.
Vậy lý do gì khiến Omega mất vị thế của mình? Câu trả lời rất đơn giản: Sai lầm về chiến lược.


Trong khi Rolex không thay đổi nhiều về kỹ thuật cũng như thiết kế và chỉ làm một số thay đổi đối nhưng vẫn giữ được sự sang trọng thì Omega lại có rất nhiều thay đổi về thiết kế, mẫu mã với sản phẩm của họ. Tuy nhiên, khi chiến lược của Rolex khá thành công thì việc thay đổi quá nhanh của Omega lại phản tác dụng.
Trong thời kỳ đồng hồ điện tử bùng nổ vào thập niên 70-80, doanh số của Rolex khá ổn định dù hãng không có nhiều thay đổi về thiết kế. Những mẫu đồng hồ Oyster-Quartz Datejust và Day-Date của họ vẫn tiêu thụ được và thậm chí tồn tại cho đến thập niên 2000.


Khách hàng mua sản phẩm của Rolex nhờ thiết kế sang trọng và uy tín của thương hiệu. Họ cảm thấy đáng đồng tiền khi đeo một chiếc Rolex trong khi thực tế bộ máy hoạt động của chiếc đồng hồ này không có nhiều cải tiến.
Trái ngược lại, Omega đã có nhiều cải cách vào thời kỳ này, như mẫu LCD Speedmasters trông khá giống sản phẩm của Casio hay Seiko. Hậu quả là người tiêu dùng không muốn trả khoản tiền lớn cho loại đồng hồ nhìn như hàng bình dân.
Mặc dù Omega vẫn giữ một vài dòng đồng hồ kinh điển trong bộ sưu tập của mình, như dòng Moonwatch, nhưng khách hàng vào thời kỳ đó đang bị thu hút bởi đồng hồ điện tử và mảng kinh doanh đồng hồ truyền thống chịu ảnh hưởng khá nặng. Điều này khiến Omega buộc phải duy trì kinh doanh những loại đồng hồ có thiết kế khá giống đồng hồ điện tử để bảo đảm doanh số.
Cựu hoàng thách thức Tân vương
Vào thập niên 90, dòng đồng hồ truyền thống bắt đầu thu hút lại sự chú ý của thị trường thì cũng là lúc Omega thực hiện kế hoạch giành lại ngôi vương của mình từ tay Rolex. Vài năm trở lại đây, thương hiệu Omega đã lấy lại được hình ảnh dòng đồng hồ sang trọng trong mắt khách hàng và đang thực sự trở thành đối thủ với Rolex.


Đặc biệt, Omega đã khá thành công khi tốn nhiều công sức quảng bá kỹ thuật Co-Axial và thậm chí loại kỹ thuật này hiện đã gắn liền với thương hiệu của hãng trong mắt người tiêu dùng.
Đây là một chiến lược khá thông minh khi Omega có sự khác biệt trên thị trường, họ có thứ mà Rolex không có.
Việc Omega ứng dụng cơ cấu hồi Co-Axial trong sản xuất, thiết kế và lắp ráp thủ công khiến cho thương hiệu này trở thành một đối thủ đáng gờm với nhiều công ty sản xuất đồng hồ hạng sang khác, bao gồm cả Rolex.
Sau thành công của Co-Axial, Omega tiếp tục đầu tư phát triển kỹ thuật mới cho đồng hồ. Với tiềm lực mạnh mẽ của tập đoàn Swatch, Omega đã đi trước Rolex trong rất nhiều công nghệ mới về đồng hồ.
Khi so sánh các dòng sản phẩm của Omega và Rolex ngày nay, chất lượng của cả 2 thương hiệu đều khá tốt và tương đồng. Điều này khiến nhiều khách hàng bị phân vân, nhưng nhiều người vẫn chọn Rolex.
Nguyên nhân rất đơn giản, Rolex đã thống trị khá lâu trong mảng đồng hồ và hầu như trở thành một biểu tượng. Thậm chí những người không đeo đồng hồ cũng biết đến thương hiệu này. Lợi thế này khiến đồng hồ Rolex cạnh tranh hơn so với “cựu hoàng” Omega.
Còn bạn, bạn chọn Omega hay Rolex? 
SHARE

Tác giả P/S

Xin chào! Các bạn đang ở blog cá nhân, chia sẻ niềm đam mê về những cỗ máy thời gian... Rất hân hạnh được phục vụ và chia sẻ niềm đam mê của mình.

  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments:

Post a Comment