➤ HỌC MỘT CHỮ “NHẪN”
Thưở xưa, Tô Đông Pha đời nhà Tống nói về Trương Tử Phòng, một nhân vật tài trí kiệt xuất thời Tiền hán ở đất nước Trung Hoa: “Kẻ được gọi là hào kiệt thời xưa, tất phải có khí độ hơn người. Nhân tình có chỗ không thể nhịn được, nên kẻ thất phu gặp nhục thì tuốt gươm đứng dậy, xông tới mà đánh. Cái đó chưa đủ gọi là dũng. Bậc đại dũng trong thiên hạ, gặp những biến cố bất ngờ mà không kinh hoàng, vô cớ bị lăng nhục cũng không nổi giận”.
Chữ "nhẫn" là người ôm trong mình một hoài bão, một ước mơ lớn ấp ủ mà đã chứng thực rất nhiều trong lịch sử tự ngàn xưa. Tướng tài như nam nhân Hàn Tín không thể mang lụy vô cớ vì một kẻ hạ lưu nên chấp nhận cái nhục luồn trôn giữa chợ để sau này thi thố với đời. Trương Tử Phòng chấp nhận để một ông lão xa lạ mắng chửi sai bảo như một kẻ tôi đòi để rồi được truyền thụ binh pháp. Câu Tiễn cam tâm nhẫn nhục chịu đựng để đến một ngày tiêu diệt nước Ngô.
Như nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm xưa kia từng có câu: “Chưa dễ ai là bụt Thích Ca. Mọi điều nhân nghĩa thì qua, Lòng vô sự trăng in nước, Của thảng lai, gió thổi hoa”. Chữ "nhẫn" ở đây không phải là sự kìm nén, dồn đẩy của tâm tính con người phải chịu lụy, chịu cực hình, chịu khổ hạnh mà là sự thông suốt an nhiên, tự do, tự tại của một người vô sự đủ thông tuệ và đức hạnh để nhìn ra bản chất vô thường. Đó chính là đạt đến thượng thừa của trí tuệ cao siêu.
➤ Nhìn vào một chiếc đồng hồ cũng vậy. Trước thời khắc quan trọng, cấp bách, kẻ thực tài, đủ dũng khí sẽ an yên, điềm tĩnh đối mặt mọi sóng gió, còn kẻ nào hấp tấp, sợ hãi, dù thời gian có dài đến bao lâu cũng khó có thể tập trung để đạt thành tựu.
Đeo đồng hồ mỗi ngày để nhắc mình kiên trì, vững tâm trước mọi thời khắc quan trọng. Còn các bạn, chiếc đồng hồ của các bạn nhắc nhở các bạn điều gì?
0 comments:
Post a Comment