Nói đến KINH DỊCH là nói đến tinh hoa triết học ngàn đời. Đến tận ngày nay, nó vẫn là nguồn kiến thức vô giá để chúng ta học hỏi. Vậy trong cuốn sách này, cổ nhân nói gì về ...đồng hồ?
Đồng hồ thuộc về trang sức, ứng với quẻ Sơn Hỏa Bí thứ 22 trong Kinh Dịch. Tượng quẻ phía trên là núi, phía dưới là lửa. Con người lúc trẻ tính cách mạnh mẽ, hừng hực như lửa, trổ hết tinh hoa. Đến lúc đạt tới một độ tuổi nhất định, thành tựu nhất định thì tĩnh lặng, vững chãi như núi. Việc chọn đồng hồ phải phù hợp, thuận lẽ trời và hợp lòng người.
Thoán từ của quả Bí viết: Trang sức văn vẻ thì hanh thông; (nhưng) làm việc gì mà chỉ nhờ ở trang sức thì lợi bé nhỏ mà thôi. Một chiếc đồng hồ đẹp, sang (văn vẻ), thể hiện đẳng cấp, chứng minh địa vị. Chủ nhân của nó vì thế dễ được trọng vọng và nhờ đó việc làm ăn, giao tiếp được thuận lợi (hanh thông). Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào hào quang của chiếc đồng hồ, nhất thời làm lóa mắt người khác, bản thân người đeo không có thực tài thì không đạt được thành tựu lớn.
Con người lúc mới có thành tựu, nhất là khi còn trẻ, thường dễ kiêu ngạo, thích phô trương để chứng tỏ mình. Vì thế, hào ba của quẻ Bí khuyên người ta “bí như, nhu như” (trang sức mà đằm thắm). Chọn đồng hồ, không cốt hầm hố mà chọn chất lượng, sự tinh tế đẳng cấp trong từng chi tiết nhỏ. Khi con người bước vào giai đoạn đỉnh cao thành tựu, trí vững tâm tĩnh như núi, hào sáu khuyên họ “bạch bí” (lấy sự tố phác, như màu trắng làm trang sức). Đồng hồ không cốt cầu kỳ, đơn giản mà sang trọng, lịch lãm chính là sự lựa chọn đỉnh cao.
Tựu chung lại, đại ý của quả Bí là có trang sức mới là văn minh. Tuy nhiên vẫn nên trọng chất hơn vẻ bề bề ngoài, lấy chất làm cốt lỗi, trang sức làm con đường thể hiện. Không nên màu mè, bởi nó vô tình che mất khí chất thật sự của một quý ông, vốn nên được thể hiện qua tài năng, bản lĩnh của họ.
Cuối tuần đàm luận về Kinh Dịch, có anh em nào chung đam mê?
---------
XWATCH Luxury - CHUẨN MỰC THỤY SĨ
---------
XWATCH Luxury - CHUẨN MỰC THỤY SĨ
0 comments:
Post a Comment