KINTARO HATTORI: ÔNG TỔ SEIKO VÀ NHỮNG CHUYỆN CHƯA KỂ

135 năm sau khi thành lập, SEIKO hiện đang là thương hiệu đồng số 1 Nhật Bản!

Sinh thời Kintaro từng nói: “Người làm kinh doanh luôn phải đi trước người khác một bước. Nhưng chỉ một bước, bởi nếu quá nhiều bước sẽ khiến anh xa lạ với công chúng. Đừng lo lắng hay chần chừ. Hãy luôn giữ vững tham vọng và tiến từng bước về phía trước”.


Phải chăng chính triết lý đó đã làm nên sự hùng mạnh của Seiko?

🔲 TUỔI NHỎ CHÍ LỚN

Kintaro Hattori sinh năm 1860 tại Kyobashi, Tokyo trong một gia đình nghèo khó. Từ năm 11 tuổi ông đã phải đến làm việc tại một cửa hàng tạp hóa. Một lần tình cờ đi qua cửa hàng đồng hồ, Kintaro chợt nảy ra ý nghĩ: “Cửa hàng đồng hồ không chỉ kiếm lời từ việc bán đồng hồ mà còn kiếm lời từ việc sửa chữa chúng. Chúng ta không ai muốn lãng phí thời gian quý báu. Phải rồi, ta nhất định phải mở một cửa hàng đồng hồ”. Năm ấy, ông mới 13 tuổi!


Năm 1881, Kintaro mở cửa hàng đồng hồ K. Hattori để bán những chiếc đồng hồ nhập ngoại. Tuy nhiên, ông không muốn chỉ là người bán đồng hồ!

🔲 THAM VỌNG LỚN, QUYẾT TÂM LỚN

Kintaro muốn trở thành một nhà sản xuất đồng hồ. Bằng mọi cách, ông đã thuyết phục được một kỹ sư tài năng là Tsuruhiko Yoshikana hợp tác cùng mình. Năm 1882, Kitaro thành lập nhà máy Seikosha. Cái tên mang ý nghĩa là thành công. Chỉ 8 tuần sau khi khánh thành, nhà máy đã chế tạo được chiếc đồng hồ treo tường đầu tiên.


Năm 1895, Seikosha chế tạo thành công đồng hồ bỏ túi. Tuy nhiên nhà máy thua lỗ suôt 15 năm sau đó. Kintaro không hề nản lòng. Ông có một niềm tin sắt đá rằng việc kinh doanh không chỉ để kiếm lời mà còn để tạo nên sự nghiệp đồng hồ bền vững. Với niềm tin đó, sau chiến tranh thế giới thứ hai, Kintaro trở thành ông vua đồng hồ Phương Đông! Tuy nhiên, cuộc đời Kintaro và vận mệnh Seiko chưa phải đã hết trắc trở!

🔲 SỐNG LẠI TỪ ĐỐNG TRO TÀN

Năm 1923, cuộc động đất lớn ở Kanto đã san phẳng toàn bộ thành tựu và công sức suốt 42 năm của Kintaro. Không lùi bước, Kintaro bắt đầu xây dựng lại mọi thứ từ đầu. Ông dự đoán đồng hồ đeo tay sẽ thay thế đồng hồ bỏ túi nên tập trung sản xuất loại đồng hồ này. Năm 1932, đế chế đồng hồ Seiko đã được phục hồi nguyên vẹn và ngày càng hưng thịnh. Đáng tiếc thay, chỉ hai năm sau ông đã ra đi ở tuổi 73…


Vậy nhưng tinh thần Kintaro Hattori thì bất diệt và sống mãi trong mỗi sản phẩm của Seiko!

Nỗ lực phi thường của “ông tổ” Seiko thật đáng khâm phục. Bác nào là fan Seiko điểm danh!
SHARE

Tác giả P/S

Xin chào! Các bạn đang ở blog cá nhân, chia sẻ niềm đam mê về những cỗ máy thời gian... Rất hân hạnh được phục vụ và chia sẻ niềm đam mê của mình.

  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments:

Post a Comment